Sự cải biên Kun Khmer

Các quốc gia Đông Nam Á lân cận có những bộ môn võ thuật tương tự. Tại một cuộc họp ASEAN năm 1995, Campuchia đề xuất rằng môn quyền thuật phổ biến từ Thái Lan là Muay Thai nên được gọi là "quyền thuật Sovannaphum" hoặc "Quyền quật Đông Nam Á" đại diện cho Thái Lan, Campuchia, Lào và Myanmar. Sovannaphum có nghĩa là "vùng đất vàng" trong tiếng Khmer và được viết là Suvarnabhumi trong tiếng Thái. Cái tên đề cập đến lục địa Đông Nam Á trong ngôn ngữ Pali của Ấn Độ. Mục đích là để hợp nhất các môn quyền thuật Đông Nam Á dưới một thuật ngữ phổ biến và để tránh sự nhầm lẫn về mặt chính trị,.. Tuy nhiên, các quốc gia khác, đặc biệt là Thái Lan không mặn mà với điều này, họ muốn giữ nét độc đáo của riêng mình, cho rằng mỗi quốc gia Đông Nam Á có môn quyền thuật riêng và Thái Lan chịu trách nhiệm biến môn quyền thuật của mình thành một môn thể thao quốc tế. Khi môn thể thao này ra mắt tại Đại hội thể thao Đông Nam Á 2005, Campuchia đã không tham gia sự kiện Muay Thái để phản đối cái tên được dùng để chỉ môn thể thao này. Tại Đại hội thể thao Đông Nam Á gần đây, quyền thuật Đông Nam Á được biết đến với thuật ngữ trung lập về sắc tộc là "Muay".

Vào ngày 23 tháng 1 năm 2023, nước chủ nhà Campuchia đã tuyên bố bỏ môn thi đấu "Muay Thái" để bổ sung môn võ "Kun Khmer" vào chương trình thi đấu tại SEA Games 32[28] nhưng thực chất đây là việc đổi tên "Muay Thái" thành "Kun Khmer".[29][30] Các quan chức Campuchia cũng đã khẳng định bộ môn võ này xuất phát từ người Khmer.[31] Việc thay đổi tên bộ môn đã khiến Thái Lan tức giận và xác nhận không gửi vận động viên "Muay Thái" đến tham dự và tẩy chay môn võ "Kun Khmer". Phía Campuchia sau đó cũng tuyên bố sẽ không gửi vận động viên tham dự "Muay Thái" tại SEA Games 33. [32]

Liên quan